Laptop workstation hay máy trạm là gì?

man-hinh-ips-logo-hp-zbook-power-g7- workstation
5/5 - (1 bình chọn)

workstation là gì ? Hiện nay dòng máy tính trạm đã được khá nhiều khách hàng tin tưởng và sử dụng phổ biến hơn trước. Nhưng ít ai biết rõ được dòng máy trạm workstation gồm những gì, có chức năng và thiết kế khác với máy tính thông thường như thế nào. Vì vậy trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức về dòng máy trạm, để có giải quyết thắc mắc và mơ hồ trên thì bạn hãy theo dõi bên dưới nhé!

Định nghĩa về máy trạm(workstation)

Máy trạm hay workstation là dòng máy tính chuyên nghiệp, chuyên dùng để xử lí các ứng dụng, lập trình và thiết đồ họa tác dụng cao. Dòng máy thiên hướng cho người dùng là doanh nhân và các doanh nghiệp. Sở hữu bên mình cấu hình vô cùng mạnh mẽ và tốc độ nhanh hơn nhiều so với máy tính thông thường. Được xây dựng với các linh kiện tốt nhất chủ yếu như CPU, đồ họa, bộ nhớ và khả năng xử lý đa nhiêm. Máy được sử dụng cho các công việc phức tạp như vẽ 3D trong cơ khí, xây dựng, xử lí âm thanh, chỉnh sửa hình ảnh và video trong làm phim. Có thể kết nối các máy với nhau qua mạng máy tính và thao tác trên nhiều user cùng lúc. Hiện nay trên thị trường máy trạm (workstation) do các ông lớn trong ngành như HP, DELL

Máy trạm workstation có những nổi bật hơn các dòng laptop thông thường như sau:

laptop hp workstation
workstation-hp-8560w

Cấu hình và hiệu năng mạnh mẽ:

Workstation thường được xây dựng với cấu hình cao, không gian lưu trữ lớn và tốc độ truy xuất cực kì nhanh. Vì vậy, laptop workstation có thể đáp ứng tốt nhất khi xử lí các tác vụ đồ họa cao và phức tạp như thao tác xây dựng hình ảnh 3D, ảnh động, video chất lượng cao một cách dễ dàng hơn nhiều so với laptop thông thường khó làm được. Bởi vì workstation sở hữu cho mình cấu hình thế hệ mới nhất, card đồ họa chuyên dụng rất hiếm thấy trên các dòng laptop thông thường.

 Hạn chế được hổng hốc:

Do đây là dòng máy trạm nên các cấu trúc trong workstation được thiết kế từ các chất liệu cao cấp đảm bảo độ bền trong thời gian sử dụng nếu gặp bất kì sự cố nào. Trước khi được đưa ra thị trường đến tay người dùng thì máy đã trải qua rất nhiều cuộc thử nghiệm về độ bền, chống chịu qua các tác động từ bên ngoài.

Hạn chế được những lỗi hệ thống thông thường:

Máy có phần cứng và phần mềm được kết hợp đồng bộ hoàn hảo. Điều này giúp cho workstation trở nên vượt trội và hệ thống vô cùng mượt mà trong quá trình máy hoạt động, xử lí thông tin tác vụ cao.

Ram:

Trên các dòng Laptop workstation đều sử dụng ram EEC, khác với ram những máy thông thường ram EEC giúp phát hiện lỗi trong quá trình xử lí, chống tràn dữ liệu tránh tình trạng bị treo máy khi sử dụng.

Bộ xử lí – CPU:

Máy trạm được nhắm mục tiêu đến người dùng chuyên nghiệp, những người cần chạy các ứng dụng chuyên sâu về đồ họa. Sự khác biệt chính giữa một số máy tính xách tay chơi game tốt nhất xung quanh và máy trạm là GPU của nó , vì nó chủ yếu được tối ưu hóa cho các tác vụ như thiết kế và kết xuất 3D thay vì hiệu năng chơi game tuyệt đối. Và các máy trạm thường có CPU mạnh hơn , như bộ xử lý Intel Core i9 hoặc Intel Xeon, thay vì Core i7 điển hình bạn tìm thấy trong hầu hết các máy tính xách tay chơi game. Bạn sẽ tìm thấy những phẩm chất tương tự trong các máy tính xách tay chỉnh sửa video tốt nhất, chẳng hạn như Dell XPS 15.

Khả năng nâng cấp:

Laptop workstation được thiết kế chuyên dùng cho công việc cao nên máy cũng được thiết kế một cách tối ưu các khe kết nối, cổng kết nối ngoại vi. Giúp bạn trong trường hợp muốn thay thế nâng cấp Ram hay ổ cứng lưu trữ SSD thì công việc diễn ra vô cùng dễ dàng.

Màn hình:

Đối với những dòng workstation thì yêu cầu về màn hình cực kì khắc khe, sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến, độ phủ màu trên máy rất tốt. Độ sáng ổn định, độ chống lóa tốt giúp cho giảm tình trạng mỗi mắt trong làm việc trong thời gian dài.  Hầu hết được trang bị màn hình có độ phân giải Full HD trở lên với các panel chất lượng cao như panel màn hình PremierColor của Dell, Dreamcolor của HP với khả năng hiển thị lên tới 1 tỷ màu.

Hệ thống tản nhiệt:

Hầu hết các laptop workstation đều không dưới 2 quạt tản nhiệt trừ những dòng như zbook g1, zbook g2 là 1 quạt, còn lại đều từ 2 quạt trở lên. Khả năng tản nhiệt thì không cần bàn cải, công suất các quạt đều hoạt động một cách tối ưu nhất. Máy có thể chạy ổn định 24/24 giờ và có thể hơn thế nữa.

Nhược điểm của dòng máy này:

Bên trên chúng tôi đã nêu lên các điểm vượt trội của dòng máy này mang lại, nhưng đáp lại những hiệu năng mạnh mẽ, chất lượng vượt trội trên là một giá thành khá đắt và hiện chưa thật sự phổ biến với tất cả người dùng. Kích thước máy khá cồng kềnh lên đến 17 inch, nặng hơn laptop thông thường khó khăn cho việc mang theo bên người.

Đối tượng nào nên sử dụng workstation?

Đối tượng nên sử dụng máy tính trạm tất nhiên chính là chuyên gia thiết kế, đồ họa và làm phim, hoạt hình và ở tất cả các lĩnh vực khác nhau như sản xuất, bất động sản, kiến trúc, khoa học, y học đến năng lượng đến truyền thông và giải trí đều có thể sử dụng được. Tuy mức giá của Máy trạm Workstation không hề rẻ so với mức thu nhập trung bình hiện nay, nhưng tiềm năng của nó lại vô cùng lớn vì nhu cầu của thị trường đang tăng cao. Việc lựa chọn cho riêng mình một chiếc laptop workstation cũng cần phải cân nhắc kĩ càng, để phù hợp với nhu cầu công việc của chúng ta, tránh lãng phí tiền của nhưng lại không sử dụng hết được các chức năng mà laptop workstation mang lại.